Ở bài viết dưới đây, hãy cùng FPT Telecom tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản tình trạng này ngay tại nhà nhé!
1. Nguyên nhân gây ra lỗi máy tính không kết nối được wifi
Máy tính, laptop là thiết bị được nhiều người dùng xem là vật “bất li thân”, là công cụ chính để giải quyết các vấn đề từ công việc, học tập cho đến giải trí. Tuy nhiên, đôi khi máy tính, laptop không vào được mạng cũng là một trong những điều không thể tránh khỏi. Đây được coi là lỗi “vặt”, gây khó chịu cho người dùng khi trải nghiệm sử dụng trên chiếc máy tính của mình.
Máy tính không kết nối vào được wifi gây khó chịu cho người dùng.
Nguyên nhân của lỗi này có thể đến từ cả phần cứng, phần mềm của máy tính hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, cơn bão Yagi vừa qua đổ bộ vào miền Bắc đã gây nên tình trạng mất mạng tại nhiều khu vực, khiến nhiều người gặp trở ngại trong việc kết nối internet trên máy tính, laptop.
1.1. Modem/router bị hỏng, lỗi kết nối
Một trong những nguyên nhân phổ biến là thiết bị quá nhiệt do hoạt động liên tục trong thời gian dài. Nhiệt độ cao có thể khiến các linh kiện bên trong không hoạt động ổn định, dẫn đến mất tín hiệu hoặc kết nối không ổn định.
Ngoài ra, các lỗi phần cứng của modem hoặc router, như hỏng bo mạch hoặc linh kiện bên trong, cũng gây ra tình trạng mất kết nối mạng hoàn toàn. Một số modem/router có thể gặp phải lỗi phần mềm hoặc firmware, khiến thiết bị không thể truyền tín hiệu đúng cách đến máy tính.
1.2. Cáp mạng bị đứt, lỏng, hỏng
Cáp mạng là phương tiện truyền tín hiệu từ modem/router đến máy tính, và nếu cáp mạng bị hỏng, quá trình kết nối sẽ bị gián đoạn. Cáp mạng có thể bị đứt do các yếu tố vật lý như bị kéo căng quá mức, va chạm mạnh hoặc bị vật nặng đè lên, làm cho tín hiệu không thể truyền từ modem đến máy tính.
Cáp mạng bị hỏng gây ra lỗi không vào được mạng trên máy tính
Bên cạnh đó, việc cáp mạng không được gắn chặt với cổng kết nối trên máy tính hoặc modem cũng có thể gây ra kết nối chập chờn, khiến người dùng không thể truy cập mạng ổn định. Ngoài ra, chất lượng cáp mạng kém, cáp đã bị mòn qua thời gian dài sử dụng cũng làm giảm khả năng truyền dữ liệu, dẫn đến tình trạng mất mạng hoặc mạng yếu.
1.3. Card mạng máy tính bị lỗi
Card mạng là bộ phận chịu trách nhiệm tiếp nhận tín hiệu internet và truyền tải vào máy tính. Khi card mạng gặp sự cố, máy tính sẽ không thể kết nối với internet. Nguyên nhân thường gặp là card mạng bị hỏng, do lỗi phần cứng bên trong hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác động vật lý như va đập hoặc sốc điện.
Ngoài ra, card mạng có thể không tương thích với các chuẩn kết nối mạng mới, đặc biệt là với các card mạng cũ hoặc lỗi thời, khiến khả năng kết nối internet của máy tính kém hiệu quả. Điều này thường dẫn đến tình trạng kết nối mạng bị gián đoạn hoặc không thể truy cập mạng dù các thiết bị khác vẫn hoạt động bình thường.
Không chỉ phần cứng, lỗi phần mềm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến máy tính không vào được mạng. Những sự cố liên quan đến phần mềm thường xuất phát từ các vấn đề về driver, cài đặt mạng hoặc ảnh hưởng từ virus, malware.
1.4. Driver mạng lỗi, không tương thích
Driver mạng là phần mềm điều khiển hoạt động của card mạng, giúp máy tính nhận diện và kết nối với internet. Khi driver mạng bị lỗi hoặc không tương thích với hệ điều hành, khả năng kết nối mạng sẽ bị gián đoạn. Điều này thường xảy ra khi hệ điều hành được nâng cấp nhưng driver chưa được cập nhật hoặc bị hỏng.
Ngoài ra, driver quá cũ không tương thích với phần cứng mới hoặc phần mềm bảo mật của hệ điều hành cũng có thể gây ra lỗi, làm cho máy tính không thể truy cập internet dù các thiết bị khác vẫn hoạt động bình thường.
1.5. Cài đặt mạng không chính xác
Cài đặt mạng sai lệch cũng là nguyên nhân phổ biến khiến máy tính không vào được mạng. Các thiết lập liên quan đến địa chỉ IP, DNS, hoặc proxy nếu không đúng có thể làm gián đoạn quá trình kết nối internet.
Cài đặt mạng không chính xác gây lỗi wifi trên máy tính
Ví dụ, nếu địa chỉ IP được cài đặt tĩnh nhưng không khớp với mạng hiện tại, máy tính sẽ không thể giao tiếp với modem hoặc router. Tương tự, cấu hình DNS không chính xác sẽ khiến máy tính không thể dịch tên miền thành địa chỉ IP tương ứng, làm gián đoạn quá trình truy cập internet. Proxy sai lệch cũng có thể ngăn chặn máy tính kết nối mạng, đặc biệt khi proxy không phù hợp với mạng mà máy tính đang sử dụng.
1.6. Bị virus, malware tấn công
Virus và malware có thể làm hỏng hệ thống và gây ra lỗi kết nối mạng. Khi máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại, các tệp tin hoặc dịch vụ liên quan đến mạng có thể bị hỏng hoặc bị chiếm quyền điều khiển, dẫn đến mất khả năng truy cập internet.
Ngoài ra, một số loại malware được thiết kế để ngăn chặn kết nối mạng nhằm cô lập máy tính khỏi các bản vá lỗi hoặc phần mềm bảo mật, khiến máy tính càng dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa mạng. Những phần mềm độc hại này có thể ẩn nấp sâu trong hệ thống và gây ra các lỗi không thể dễ dàng phát hiện bằng cách thông thường. Từ lỗi này dẫn đến sự gián đoạn lâu dài trong việc kết nối internet.
Ngoài các nguyên nhân liên quan đến phần cứng và phần mềm của máy tính, các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc máy tính không kết nối được mạng. Những yếu tố này thường đến từ nhà cung cấp dịch vụ hoặc điều kiện môi trường bên ngoài.
1.7. Nhà mạng gặp sự cố kỹ thuật
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến máy tính không vào được mạng là do nhà cung cấp dịch vụ internet gặp sự cố kỹ thuật. Trong trường hợp này, lỗi không nằm ở thiết bị của người dùng mà xuất phát từ hệ thống của nhà mạng.
Nhà mạng gặp trục trặc kỹ thuật khiến máy tính không thể kết nối Internet
Có thể do hệ thống đường truyền bị lỗi, thiết bị của nhà mạng đang gặp trục trặc hoặc quá trình bảo trì định kỳ làm gián đoạn kết nối internet. Những sự cố này thường không thể khắc phục từ phía người dùng và yêu cầu phải liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ hoặc thông báo thời gian dự kiến khắc phục.
1.8. Dịch vụ internet bị tạm ngưng do thời tiết xấu
Thời tiết cực đoan cũng là một trong những nguyên nhân gây gián đoạn kết nối internet. Trong điều kiện thời tiết xấu, như bão, mưa lớn, hoặc lũ lụt, hệ thống cáp viễn thông hoặc các trạm phát sóng của nhà cung cấp dịch vụ internet có thể bị hư hỏng, dẫn đến mất mạng.
Bão Yagi gây mất mạng diện rộng trên toàn miền Bắc
Gần đây, cơn bão Yagi đã đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, gây ra tình trạng mất mạng kéo dài ở nhiều khu vực. Bão, lũ không chỉ làm gián đoạn dịch vụ internet mà còn ảnh hưởng đến các thiết bị hạ tầng quan trọng khác, khiến việc khôi phục kết nối mất nhiều thời gian. Trong những trường hợp này, người dùng chỉ có thể chờ đợi nhà mạng khắc phục sự cố và khôi phục lại đường truyền.
2. Hướng dẫn khắc phục lỗi máy tính không vào được mạng cực nhanh tại nhà
Khi gặp tình trạng máy tính không vào được mạng, đặc biệt trong thời điểm mưa bão, ngập lụt liên tục, người dùng có thể ở nhà, tự thực hiện một số thao tác đơn giản để khắc phục nhanh chóng trước khi cần đến sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhà mạng.
Cách 1: Kiểm tra kết nối vật lý
Khi mất kết nối mạng trên máy tính, hãy kiểm tra các đường dây kết nối liên quan đến internet. Kiểm tra cáp mạng từ modem/router đã được cắm chặt vào máy tính và thiết bị phát mạng hay chưa.
Đôi khi, chỉ cần dây cáp lỏng hoặc rơi ra khỏi cổng là đã đủ để khiến kết nối mạng bị gián đoạn. Ngoài ra, cần quan sát đèn báo hiệu trên modem/router. Nếu đèn tín hiệu mạng (đèn Internet) không sáng hoặc nhấp nháy màu đỏ bất thường, rất có thể modem/router hoặc đường dây cáp quang đang gặp sự cố.
Cách 2: Khởi động lại modem/router và máy tính
Khởi động lại modem/router và máy tính là một trong những cách khắc phục đơn giản nhưng hiệu quả. Việc khởi động lại giúp làm mới kết nối mạng và xử lý các lỗi tạm thời của thiết bị. Bạn chỉ cần tắt modem/router, đợi khoảng 3-5 phút, sau đó bật lại.
Khởi động lại modem wifi để truy cập lại mạng trên máy tính
Tương tự, khởi động lại máy tính để máy thiết lập lại kết nối mạng mới, hoạt động internet một cách ổn định hơn.
Cách 3: Quên và kết nối lại mạng wifi
Nếu bạn đang kết nối internet qua wifi, việc quên và kết nối lại mạng wifi có thể giúp giải quyết các sự cố mạng. Truy cập vào cài đặt mạng wifi trên máy tính, chọn mạng wifi mà bạn đang sử dụng và nhấp vào "Ngắt kết nối". Sau đó, thử kết nối lại với mạng wifi, nhập lại mật khẩu và kiểm tra xem lỗi kết nối đã được khắc phục hay chưa.
Cách 4: Sử dụng công cụ Troubleshooter của Windows
Có thể nhiều người dùng máy tính chưa biết, Windows có sẵn một "trợ lý ảo" chuyên xử lý các vấn đề về mạng, đó là chính là công cụ Troubleshooter.
Nếu người dùng đang gặp rắc rối khi kết nối, hãy để Troubleshooter trợ giúp, tự động tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.
Sử dụng trouble shooter trên máy tính để khôi phục cài đặt mạng
Bạn chỉ cần vào "Settings" > "Network & Internet" > "Status" và chọn "Network troubleshooter". Công cụ này sẽ tự động "khám bệnh" cho kết nối mạng của máy tính và đưa ra các giải pháp phù hợp nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào.
Cách 5: Reset lại cài đặt mạng
Đôi khi, các cài đặt mạng bị thiết lập “xáo trộn” cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng không vào được mạng.
Trong trường hợp này, người dùng có thể reset toàn bộ cài đặt mạng về trạng thái ban đầu. Đừng lo lắng, việc này sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu cá nhân của bạn.
Để thực hiện, hãy vào "Settings" > "Network & Internet" > "Status" và chọn "Network reset". Sau khi reset, máy tính, laptop sẽ tự động khởi động lại và hy vọng rằng mọi thứ sẽ hoạt động trơn tru trở lại.
Cách 6: Đặt IP tĩnh cho máy tính
Nếu máy tính vẫn không kết nối mạng dù đã thử mọi cách, hãy thử đặt IP tĩnh. Đây là một phương pháp nâng cao, với nhiều công đoạn .
Để cấu hình địa chỉ IP tĩnh, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở cửa sổ Run: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ ncpa.cpl rồi nhấn OK.
Đặt IP tĩnh cho máy tính bước 1
Bước 2: Chọn kết nối mạng: Trong cửa sổ hiện ra, tìm kết nối mạng bạn muốn thiết lập IP tĩnh, sau đó nhấp đúp vào nó.
Đặt IP tĩnh cho máy tính bước 2
Bước 3: Truy cập cài đặt IPv4: Trong tab Networking, chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) rồi nhấn Properties.
Đặt IP tĩnh cho máy tính bước 3
Bước 4: Nhập thông tin IP:
- Chọn Use the following IP address và điền vào các mục IP address, Subnet mask và Default Gateway.
- Tiếp theo, chọn Use the following DNS server addresses và điền vào Preferred DNS server và Alternate DNS server.
- Cuối cùng, tích vào Validate settings upon exit để Windows kiểm tra cài đặt mới, rồi nhấn OK.
Đặt IP tĩnh cho máy tính bước 4: Nhập thông tin IP như hình
Cách 7: Liên hệ nhà mạng
Nếu bạn đã thử hết các bước trên mà vẫn không thể khắc phục lỗi, rất có thể sự cố nằm ở phía nhà mạng. Hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet để kiểm tra tình trạng đường truyền và yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật. Đôi khi, các sự cố từ phía nhà mạng như bảo trì hoặc sự cố kỹ thuật có thể khiến mạng bị gián đoạn và chỉ có nhà mạng mới có thể khắc phục hoàn toàn.
3. FPT Telecom: Giải pháp Internet ổn định cho máy tính trong mùa bão
Trong những ngày vừa qua, bão Yagi đã đổ bộ vào miền Bắc, gây ra nhiều thiệt hại về người và của, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng viễn thông, khiến nhiều khu vực bị mất kết nối internet. Giữa tình hình khó khăn đó, FPT Telecom đã thể hiện rõ vai trò của một nhà mạng đồng hành, sát cánh cùng người dùng vượt qua thiên tai.
3.1. Cơ sở hạ tầng mạng hiện đại, phủ sóng mạnh mẽ
FPT Telecom là nhà mạng tiên phong sở hữu hạ tầng mạng cáp quang tiên tiến trải dài trên toàn quốc, phủ sóng mạnh mẽ ở cả những vùng sâu, vùng xa. Sự kết hợp của ba công nghệ FTTH, GPON và AON đảm bảo đường truyền ổn định, hiếm khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, kể cả trong mùa mưa bão. Công nghệ GPON còn cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 10Gbps, đáp ứng nhu cầu sử dụng mạng của mọi đối tượng, từ gia đình đến doanh nghiệp, ngay cả khi có nhiều thiết bị truy cập cùng lúc.
3.2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7, hỗ trợ trong mọi tình huống
FPT Telecom luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7, đặc biệt là trong các tình huống khẩn cấp như mưa bão. Ngay sau khi bão đi qua, đội ngũ kỹ thuật của FPT Telecom đã nhanh chóng triển khai công tác khắc phục sự cố, đảm bảo đường truyền được khôi phục sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, FPT Telecom còn triển khai các điểm sạc điện miễn phí và tặng tài khoản FPT Play cho người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng, thể hiện tinh thần trách nhiệm và sự sẻ chia với cộng đồng và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng cũng như người dân trên cả nước.
3.3. Ưu đãi tặng kèm modem wifi, hỗ trợ lắp đặt nhanh chóng
Khi đăng ký các gói mạng của FPT Telecom, khách hàng còn được trang bị modem wifi hiện đại theo từng gói cước, giúp tăng cường tín hiệu và giảm thiểu sự cố kết nối. Với các gói cước cao cấp như LUX500, LUX800,... FPT Telecom sẵn sàng trang bị modem Wifi 6 miễn phí, tích hợp công nghệ hiện đại với tốc độ vượt trội, hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối đồng thời mà không làm giảm chất lượng mạng. Việc lắp đặt mạng FPT cũng được thực hiện nhanh chóng và chuyên nghiệp, đảm bảo người dùng có thể sử dụng ngay sau khi đăng ký.
4. Các gói cước Internet FPT tối ưu cho lắp mạng máy tính
Tên gói cước | Tốc độ Download / Upload | Ưu điểm nổi bật | Công nghệ hỗ trợ | Phù hợp cho | Giá cước |
Meta F1 | 1Gbps / 1Gbps | Tốc độ cao, ổn định, phủ sóng rộng, tối ưu cho game | WiFi 6, Access Point, Ultra Fast | Streamer, game thủ, hộ gia đình cần mạng mạnh | 325.000đ |
F-Game | Không giới hạn / 150Mbps | Tối ưu cho game, giảm ping, giảm lag, theo dõi tốc độ | Ultra Fast, Hi FPT app | Game thủ chuyên nghiệp | 265.000đ |
Sky F1 | 1Gbps / 150Mbps | Tốc độ cao, ổn định, phủ sóng rộng, hỗ trợ nhiều thiết bị | WiFi 6, Access Point | Gia đình đông thành viên, nhu cầu sử dụng đa dạng | 255.000đ |
5. Đăng ký lắp mạng FPT Telecom cho máy tính tại nhà như thế nào?
Trong thời tiết mùa mưa bão, việc di chuyển để đăng ký dịch vụ Internet gặp nhiều khó khăn, nhưng FPT Telecom đã tối ưu hóa các phương thức đăng ký online để hỗ trợ khách hàng một cách thuận tiện và an toàn. Các bước dưới đây sẽ giúp bạn đăng ký lắp mạng FPT ngay tại nhà, đảm bảo quá trình kết nối không bị gián đoạn.
5.1. Đăng ký qua website chính thức FPT
Trang web shop.fpt.vn là trang web đăng ký online chính thức của FPT Telecom, nơi bạn có thể dễ dàng đăng ký các gói cước Internet. Chỉ cần điền thông tin cá nhân, nhu cầu sử dụng mạng, và chờ nhân viên tư vấn liên hệ để hoàn tất quy trình.
Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, không cần đến trực tiếp các chi nhánh, nhất là trong mùa mưa bão. Website thân thiện với người dùng và hiển thị chi tiết các gói dịch vụ, giúp bạn dễ dàng so sánh và chọn lựa.
5.2. Sử dụng ứng dụng Hi FPT
Ngoài website, ứng dụng Hi FPT cũng là một công cụ đắc lực để quản lý và đăng ký dịch vụ mạng. Bạn có thể tải ứng dụng từ App Store hoặc CH Play, sau đó đăng ký lắp mạng trực tiếp trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình. Ứng dụng này còn cho phép bạn kiểm tra tiến độ dịch vụ, thanh toán hóa đơn, và quản lý thông tin tài khoản mà không cần rời khỏi nhà, đặc biệt hữu ích trong những ngày mưa bão.
Đăng ký Wifi tại nhà siêu đơn giản với ứng dụng HiFPT
5.3. Gọi điện trực tiếp qua tổng đài
Nếu không có điều kiện truy cập Internet, bạn có thể liên hệ tổng đài 1900 6600 của FPT Telecom. Tổng đài viên sẽ hướng dẫn bạn chi tiết quy trình đăng ký và lắp đặt dịch vụ. Đội ngũ tư vấn hoạt động liên tục 24/7, đặc biệt sẵn sàng hỗ trợ trong những ngày mưa bão để đảm bảo khách hàng không gặp phải các sự cố về mạng.
Đăng ký Internet FPT cho máy tính từ hôm nay, để nhận ngay ưu đãi gói cước trong tháng và được hỗ trợ lắp đặt trong vòng 48h, có ngay mạng mạnh để sử dụng Internet trong mùa mưa bão nhé!
FPT Telecom